Định vị đất nước

22/03/2023 | 139 |

– Trong tuần đầu tiên của năm 2023, Quốc hội lần thứ 2 tiến hành kỳ họp bất thường để xem xét, quyết định một số vấn đề cấp bách, trong đó có Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đất nước năm 2030 và xa hơn nữa được định vị như thế nào trong bản quy hoạch này?

Một khu dân cư ở Đồng Nai. Ảnh: H.P

Đây là lần đầu tiên Quy hoạch tổng thể quốc gia được lập theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017. Trong hệ thống quy hoạch quốc gia, Quy hoạch tổng thể quốc gia có vị trí trung tâm, vai trò nền tảng, là căn cứ và cơ sở để triển khai các nhiệm vụ lớn như: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm và hàng năm; Quyết định chủ trương đầu tư các dự án quan trọng của quốc gia; Lập các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, tỉnh. Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong quản lý phát triển kinh tế – xã hội.

Do đó, việc lập và thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vô cùng quan trọng, có ý nghĩa chiến lược tới sự phát triển của đất nước; đồng thời cũng là nhiệm vụ mới, phức tạp và chưa có tiền lệ.

Thời gian qua, Chính phủ, trực tiếp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia tư vấn, nhà khoa học… xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững, hình thành được các vùng, trung tâm kinh tế, đô thị động lực, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại.

Bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế. Môi trường sinh thái được bảo vệ, thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

Yêu cầu “định vị đất nước trong khu vực và thế giới” mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra là hoàn toàn xác đáng. Hơn thế nữa, tầm nhìn của Quốc hội khi xem xét thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng cần chú trọng đến xu thế thế giới, đặt Việt Nam trong bức tranh lớn của cạnh tranh địa chính trị và phát triển kinh tế của khu vực và toàn thế giới.

Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tại bản quy hoạch này, Chính phủ phấn đấu GDP cả nước bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 7%/năm, giai đoạn 2031-2050 đạt 6,5-7,5%/năm.

Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 7.500 đô la Mỹ; đến năm 2050 đạt 27.000-32.000 đô la Mỹ.

Đến năm 2030 sẽ hình thành hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với hai cực tăng trưởng là Thủ đô Hà Nội và TPHCM, hành lang kinh tế Bắc – Nam, các hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Mộc Bài – TPHCM – Vũng Tàu với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào phát triển chung của đất nước. Cơ bản hình thành mạng lưới đô thị quốc gia, đảm bảo tính kết nối cao giữa đô thị trung tâm cấp quốc gia với các đô thị vùng và khu vực nông thôn; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%.

Về mặt xã hội, các mục tiêu đặt ra đến năm 2030 là quy mô dân số khoảng 105 triệu người; giáo dục đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; mạng lưới cơ sở y tế quốc gia đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe toàn dân (35 giường bệnh và 19 bác sĩ trên 10.000 dân, tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 15%…).

Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng đưa ra định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành, lĩnh vực chủ yếu. Theo đó, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế.

Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ mới. Phát triển các ngành công nghiệp xanh, gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên. Mở rộng không gian phát triển công nghiệp về khu vực phía Tây của đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, vùng trung du để giảm sức ép sử dụng quỹ đất tại đồng bằng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Về dịch vụ, xây dựng các trung tâm thương mại, tài chính… mang tầm khu vực và thế giới tại các thành phố lớn, gắn với phát triển các vùng động lực, hành lang kinh tế. Hình thành các trung tâm logistics quy mô, hiện đại gắn với các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế lớn. Phát triển các trung tâm du lịch có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với phát triển các trung tâm công nghiệp chế biến. Tăng tỷ trọng thủy sản, trái cây và giảm tỷ trọng lúa gạo một cách hợp lý tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao, hữu cơ, nông nghiệp phục vụ đô thị tại vùng đồng bằng sông Hồng. Tăng diện tích trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển dược liệu gắn với công nghiệp chế biến tại các vùng Tây Nguyên, trung du và miền núi phía Bắc…

Đối với các ngành hạ tầng kỹ thuật, sẽ tập trung các nguồn lực phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng để hỗ trợ hình thành các hành lang kinh tế và sớm hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại các vùng động lực.

Xây dựng đường bộ cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, gắn với các vùng động lực, các hành lang kinh tế. Nâng cấp, xây dựng các cảng biển, cảng hàng không cửa ngõ quốc tế. Đẩy nhanh xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, các tuyến đường sắt kết nối với các cảng biển, cảng hàng không lớn.

Phát triển hạ tầng năng lượng, đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu quốc gia. Phát triển hạ tầng bảo vệ môi trường, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Về định hướng tổ chức không gian theo vùng, lãnh thổ, lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất để hình thành bốn vùng động lực quốc gia, gồm: Vùng động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); vùng động lực phía Nam (TPHCM – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa-Vũng Tàu); vùng động lực miền Trung (khu vực ven biển Thừa Thiên – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi) và vùng động lực đồng bằng sông Cửu Long với các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Cùng với đó, ưu tiên phát triển ba hành lang kinh tế là: Hành lang kinh tế Bắc – Nam và hai hành lang kinh tế Đông – Tây, gồm Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Mộc Bài – TPHCM – Vũng Tàu.

Cho ý kiến vào Quy hoạch tổng thể quốc gia tại phiên họp tháng 12-2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nhiều nội dung quan trọng.

Đặc biệt, trong định hướng phát triển, các ngành, lĩnh vực ưu tiên cần có tính dự báo cao, định vị đất nước trong khu vực và thế giới; thể hiện quyết tâm và yêu cầu phát triển nhưng phải phù hợp với cân đối nguồn lực, tiềm năng, lợi thế so sánh, thách thức, rủi ro để bảo đảm phát triển đất nước nhanh, bền vững nhưng khả thi.

Quả thực, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0, lợi ích quốc gia của Việt Nam – bao gồm cả lợi ích an ninh và lợi ích kinh tế – đều gắn liền với các hành động trong khuôn khổ đa phương ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như thế giới.

Chính vì thế, yêu cầu “định vị đất nước trong khu vực và thế giới” mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra là hoàn toàn xác đáng. Hơn thế nữa, tầm nhìn của Quốc hội khi xem xét thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng cần chú trọng đến xu thế thế giới, đặt Việt Nam trong bức tranh lớn của cạnh tranh địa chính trị và phát triển kinh tế của khu vực và toàn thế giới. Chỉ có như vậy mới giúp tối ưu hóa lợi ích quốc gia của Việt Nam trong một thế giới phức tạp và biến động nhanh như hiện nay.

Yêu cầu “định vị đất nước trong khu vực và thế giới” mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra là hoàn toàn xác đáng. Hơn thế nữa, tầm nhìn của Quốc hội khi xem xét thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng cần chú trọng đến xu thế thế giới, đặt Việt Nam trong bức tranh lớn của cạnh tranh địa chính trị và phát triển kinh tế của khu vực và toàn thế giới.

Một khu dân cư ở Đồng Nai. Ảnh: H.P

Đây là lần đầu tiên Quy hoạch tổng thể quốc gia được lập theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017. Trong hệ thống quy hoạch quốc gia, Quy hoạch tổng thể quốc gia có vị trí trung tâm, vai trò nền tảng, là căn cứ và cơ sở để triển khai các nhiệm vụ lớn như: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm và hàng năm; Quyết định chủ trương đầu tư các dự án quan trọng của quốc gia; Lập các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, tỉnh. Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong quản lý phát triển kinh tế – xã hội.

Do đó, việc lập và thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vô cùng quan trọng, có ý nghĩa chiến lược tới sự phát triển của đất nước; đồng thời cũng là nhiệm vụ mới, phức tạp và chưa có tiền lệ.

Thời gian qua, Chính phủ, trực tiếp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia tư vấn, nhà khoa học… xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững, hình thành được các vùng, trung tâm kinh tế, đô thị động lực, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại.

Bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế. Môi trường sinh thái được bảo vệ, thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

Yêu cầu “định vị đất nước trong khu vực và thế giới” mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra là hoàn toàn xác đáng. Hơn thế nữa, tầm nhìn của Quốc hội khi xem xét thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng cần chú trọng đến xu thế thế giới, đặt Việt Nam trong bức tranh lớn của cạnh tranh địa chính trị và phát triển kinh tế của khu vực và toàn thế giới.

Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tại bản quy hoạch này, Chính phủ phấn đấu GDP cả nước bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 7%/năm, giai đoạn 2031-2050 đạt 6,5-7,5%/năm.

Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 7.500 đô la Mỹ; đến năm 2050 đạt 27.000-32.000 đô la Mỹ.

Đến năm 2030 sẽ hình thành hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với hai cực tăng trưởng là Thủ đô Hà Nội và TPHCM, hành lang kinh tế Bắc – Nam, các hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Mộc Bài – TPHCM – Vũng Tàu với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào phát triển chung của đất nước. Cơ bản hình thành mạng lưới đô thị quốc gia, đảm bảo tính kết nối cao giữa đô thị trung tâm cấp quốc gia với các đô thị vùng và khu vực nông thôn; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%.

Về mặt xã hội, các mục tiêu đặt ra đến năm 2030 là quy mô dân số khoảng 105 triệu người; giáo dục đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; mạng lưới cơ sở y tế quốc gia đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe toàn dân (35 giường bệnh và 19 bác sĩ trên 10.000 dân, tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 15%…).

Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng đưa ra định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành, lĩnh vực chủ yếu. Theo đó, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế.

Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ mới. Phát triển các ngành công nghiệp xanh, gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên. Mở rộng không gian phát triển công nghiệp về khu vực phía Tây của đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, vùng trung du để giảm sức ép sử dụng quỹ đất tại đồng bằng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Về dịch vụ, xây dựng các trung tâm thương mại, tài chính… mang tầm khu vực và thế giới tại các thành phố lớn, gắn với phát triển các vùng động lực, hành lang kinh tế. Hình thành các trung tâm logistics quy mô, hiện đại gắn với các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế lớn. Phát triển các trung tâm du lịch có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với phát triển các trung tâm công nghiệp chế biến. Tăng tỷ trọng thủy sản, trái cây và giảm tỷ trọng lúa gạo một cách hợp lý tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao, hữu cơ, nông nghiệp phục vụ đô thị tại vùng đồng bằng sông Hồng. Tăng diện tích trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển dược liệu gắn với công nghiệp chế biến tại các vùng Tây Nguyên, trung du và miền núi phía Bắc…

Đối với các ngành hạ tầng kỹ thuật, sẽ tập trung các nguồn lực phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng để hỗ trợ hình thành các hành lang kinh tế và sớm hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại các vùng động lực.

Xây dựng đường bộ cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, gắn với các vùng động lực, các hành lang kinh tế. Nâng cấp, xây dựng các cảng biển, cảng hàng không cửa ngõ quốc tế. Đẩy nhanh xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, các tuyến đường sắt kết nối với các cảng biển, cảng hàng không lớn.

Phát triển hạ tầng năng lượng, đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu quốc gia. Phát triển hạ tầng bảo vệ môi trường, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Về định hướng tổ chức không gian theo vùng, lãnh thổ, lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất để hình thành bốn vùng động lực quốc gia, gồm: Vùng động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); vùng động lực phía Nam (TPHCM – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa-Vũng Tàu); vùng động lực miền Trung (khu vực ven biển Thừa Thiên – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi) và vùng động lực đồng bằng sông Cửu Long với các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Cùng với đó, ưu tiên phát triển ba hành lang kinh tế là: Hành lang kinh tế Bắc – Nam và hai hành lang kinh tế Đông – Tây, gồm Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Mộc Bài – TPHCM – Vũng Tàu.

Cho ý kiến vào Quy hoạch tổng thể quốc gia tại phiên họp tháng 12-2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nhiều nội dung quan trọng.

Đặc biệt, trong định hướng phát triển, các ngành, lĩnh vực ưu tiên cần có tính dự báo cao, định vị đất nước trong khu vực và thế giới; thể hiện quyết tâm và yêu cầu phát triển nhưng phải phù hợp với cân đối nguồn lực, tiềm năng, lợi thế so sánh, thách thức, rủi ro để bảo đảm phát triển đất nước nhanh, bền vững nhưng khả thi.

Quả thực, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0, lợi ích quốc gia của Việt Nam – bao gồm cả lợi ích an ninh và lợi ích kinh tế – đều gắn liền với các hành động trong khuôn khổ đa phương ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như thế giới.

Chính vì thế, yêu cầu “định vị đất nước trong khu vực và thế giới” mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra là hoàn toàn xác đáng. Hơn thế nữa, tầm nhìn của Quốc hội khi xem xét thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng cần chú trọng đến xu thế thế giới, đặt Việt Nam trong bức tranh lớn của cạnh tranh địa chính trị và phát triển kinh tế của khu vực và toàn thế giới. Chỉ có như vậy mới giúp tối ưu hóa lợi ích quốc gia của Việt Nam trong một thế giới phức tạp và biến động nhanh như hiện nay.

Yêu cầu “định vị đất nước trong khu vực và thế giới” mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra là hoàn toàn xác đáng. Hơn thế nữa, tầm nhìn của Quốc hội khi xem xét thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng cần chú trọng đến xu thế thế giới, đặt Việt Nam trong bức tranh lớn của cạnh tranh địa chính trị và phát triển kinh tế của khu vực và toàn thế giới.

Một khu dân cư ở Đồng Nai. Ảnh: H.P

Đây là lần đầu tiên Quy hoạch tổng thể quốc gia được lập theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017. Trong hệ thống quy hoạch quốc gia, Quy hoạch tổng thể quốc gia có vị trí trung tâm, vai trò nền tảng, là căn cứ và cơ sở để triển khai các nhiệm vụ lớn như: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm và hàng năm; Quyết định chủ trương đầu tư các dự án quan trọng của quốc gia; Lập các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, tỉnh. Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong quản lý phát triển kinh tế – xã hội.

Do đó, việc lập và thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vô cùng quan trọng, có ý nghĩa chiến lược tới sự phát triển của đất nước; đồng thời cũng là nhiệm vụ mới, phức tạp và chưa có tiền lệ.

Thời gian qua, Chính phủ, trực tiếp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia tư vấn, nhà khoa học… xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững, hình thành được các vùng, trung tâm kinh tế, đô thị động lực, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại.

Bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế. Môi trường sinh thái được bảo vệ, thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

Yêu cầu “định vị đất nước trong khu vực và thế giới” mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra là hoàn toàn xác đáng. Hơn thế nữa, tầm nhìn của Quốc hội khi xem xét thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng cần chú trọng đến xu thế thế giới, đặt Việt Nam trong bức tranh lớn của cạnh tranh địa chính trị và phát triển kinh tế của khu vực và toàn thế giới.

Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tại bản quy hoạch này, Chính phủ phấn đấu GDP cả nước bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 7%/năm, giai đoạn 2031-2050 đạt 6,5-7,5%/năm.

Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 7.500 đô la Mỹ; đến năm 2050 đạt 27.000-32.000 đô la Mỹ.

Đến năm 2030 sẽ hình thành hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với hai cực tăng trưởng là Thủ đô Hà Nội và TPHCM, hành lang kinh tế Bắc – Nam, các hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Mộc Bài – TPHCM – Vũng Tàu với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào phát triển chung của đất nước. Cơ bản hình thành mạng lưới đô thị quốc gia, đảm bảo tính kết nối cao giữa đô thị trung tâm cấp quốc gia với các đô thị vùng và khu vực nông thôn; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%.

Về mặt xã hội, các mục tiêu đặt ra đến năm 2030 là quy mô dân số khoảng 105 triệu người; giáo dục đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; mạng lưới cơ sở y tế quốc gia đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe toàn dân (35 giường bệnh và 19 bác sĩ trên 10.000 dân, tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 15%…).

Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng đưa ra định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành, lĩnh vực chủ yếu. Theo đó, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế.

Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ mới. Phát triển các ngành công nghiệp xanh, gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên. Mở rộng không gian phát triển công nghiệp về khu vực phía Tây của đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, vùng trung du để giảm sức ép sử dụng quỹ đất tại đồng bằng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Về dịch vụ, xây dựng các trung tâm thương mại, tài chính… mang tầm khu vực và thế giới tại các thành phố lớn, gắn với phát triển các vùng động lực, hành lang kinh tế. Hình thành các trung tâm logistics quy mô, hiện đại gắn với các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế lớn. Phát triển các trung tâm du lịch có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với phát triển các trung tâm công nghiệp chế biến. Tăng tỷ trọng thủy sản, trái cây và giảm tỷ trọng lúa gạo một cách hợp lý tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao, hữu cơ, nông nghiệp phục vụ đô thị tại vùng đồng bằng sông Hồng. Tăng diện tích trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển dược liệu gắn với công nghiệp chế biến tại các vùng Tây Nguyên, trung du và miền núi phía Bắc…

Đối với các ngành hạ tầng kỹ thuật, sẽ tập trung các nguồn lực phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng để hỗ trợ hình thành các hành lang kinh tế và sớm hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại các vùng động lực.

Xây dựng đường bộ cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, gắn với các vùng động lực, các hành lang kinh tế. Nâng cấp, xây dựng các cảng biển, cảng hàng không cửa ngõ quốc tế. Đẩy nhanh xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, các tuyến đường sắt kết nối với các cảng biển, cảng hàng không lớn.

Phát triển hạ tầng năng lượng, đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu quốc gia. Phát triển hạ tầng bảo vệ môi trường, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Về định hướng tổ chức không gian theo vùng, lãnh thổ, lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất để hình thành bốn vùng động lực quốc gia, gồm: Vùng động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); vùng động lực phía Nam (TPHCM – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa-Vũng Tàu); vùng động lực miền Trung (khu vực ven biển Thừa Thiên – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi) và vùng động lực đồng bằng sông Cửu Long với các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Cùng với đó, ưu tiên phát triển ba hành lang kinh tế là: Hành lang kinh tế Bắc – Nam và hai hành lang kinh tế Đông – Tây, gồm Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Mộc Bài – TPHCM – Vũng Tàu.

Cho ý kiến vào Quy hoạch tổng thể quốc gia tại phiên họp tháng 12-2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nhiều nội dung quan trọng.

Đặc biệt, trong định hướng phát triển, các ngành, lĩnh vực ưu tiên cần có tính dự báo cao, định vị đất nước trong khu vực và thế giới; thể hiện quyết tâm và yêu cầu phát triển nhưng phải phù hợp với cân đối nguồn lực, tiềm năng, lợi thế so sánh, thách thức, rủi ro để bảo đảm phát triển đất nước nhanh, bền vững nhưng khả thi.

Quả thực, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0, lợi ích quốc gia của Việt Nam – bao gồm cả lợi ích an ninh và lợi ích kinh tế – đều gắn liền với các hành động trong khuôn khổ đa phương ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như thế giới.

Chính vì thế, yêu cầu “định vị đất nước trong khu vực và thế giới” mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra là hoàn toàn xác đáng. Hơn thế nữa, tầm nhìn của Quốc hội khi xem xét thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng cần chú trọng đến xu thế thế giới, đặt Việt Nam trong bức tranh lớn của cạnh tranh địa chính trị và phát triển kinh tế của khu vực và toàn thế giới. Chỉ có như vậy mới giúp tối ưu hóa lợi ích quốc gia của Việt Nam trong một thế giới phức tạp và biến động nhanh như hiện nay.

Yêu cầu “định vị đất nước trong khu vực và thế giới” mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra là hoàn toàn xác đáng. Hơn thế nữa, tầm nhìn của Quốc hội khi xem xét thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng cần chú trọng đến xu thế thế giới, đặt Việt Nam trong bức tranh lớn của cạnh tranh địa chính trị và phát triển kinh tế của khu vực và toàn thế giới.


Tin tức liên quan

Bình luận