10 ngày cao điểm, 8 vấn đề CEO cần giải quyết
Chúng tôi mời Tiến sĩ Mộc Quế chia sẻ 8 vấn đề CEO cần quan tâm, trong 10 ngày cao điểm. Đó là sáng kiến sâu sắc, tổng quan nhưng rất cụ thể các nhóm giải pháp thực tế
10 ngày cao điểm, 8 vấn đề CEO cần giải quyết
PV hỏi: Khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng, logistic, nông lâm trường, xưởng chế biến hàng xuất khẩu, các công trường, đặc biệt là biên phòng, an ninh, bệnh viện, trường học, khu cách ly và phần còn lại của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Làm sao để họ không bị dịch, giữ gìn lao động sản xuất để an toàn và có tiền chống dịch, mua vaccine
Tiến sĩ Mộc Quế trả lời: Chính phủ đã có kế hoạch, nhưng tại mỗi nơi có cấp uỷ, có công đoàn sẽ ổn định. Nhưng nhiều nơi kinh tế ngoài quốc danh sẽ bị mất phương hướng do suy nghĩ giới chủ, CEO, không thấy hết vấn đề chung của Tổ quốc, vai trò CEO với công nhân và nơi ở, nơi sản xuất, shop, kinh doanh của mình, chỉ biết đóng cửa là xong, hết dịch làm lại, tạo ra những quyết định sai, còn lại số lao động tự do đi lại những nơi như: vé số, ve chai, honda ôm, thợ xây dựng, làm nghề tự do phải đặc biệt chú ý phòng dịch gia đình và lan ra cộng đồng
PV hỏi: xét nghiệm theo yêu cầu ở đâu? Giá bao nhiêu, các nhóm miễn phí xét nghiệm là ai?
Tiến sĩ Mộc Quế: 5 nhóm người được áp dụng là (1) bệnh nhân nội trú; (2) người bệnh ngoại trú thực hiện xét nghiệm sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú; (3) cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám, chữa bệnh; (4) người chăm sóc bệnh nhân (tối đa không quá 2 người luân phiên) nếu được cơ sở y tế đồng ý cho ở lại; (5) người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã hoàn thành thời gian cách ly y tế theo quy định nhưng thuộc đối tượng 1-2-3-4 vừa nêu trên, giá từng bệnh viện dưới 1 triệu đồng
PV hỏi: Vật chất cần nhưng cái CEO cần hơn là tư duy, giải pháp tồn tại, giữ bình an gia đình mình và gia đình CBCNV, đại lý, sau đó giúp gì cho Chính phủ?
Tiến sĩ Mộc Quế: Doanh nhân khác người dân thường ở chỗ trí tuệ, năng lực, cách giải quyết vấn đề, cách ly, giãn cách y tế và biện pháp cấp bách, chứ không phải bị động theo đó, bỏ mặt Tổ quốc
PV hỏi: Đại học y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tình nguyện đi hỗ trợ Bắc Ninh (10 ngày), nay 3/7, 350 bác sĩ, cán bộ, giáo viên, công nhân viên chi viện cho TPHCM, giống như 15 năm trước, suốt 12 năm, Tiến sĩ Mộc Quế chi viện về xây dựng Hà Tĩnh và 5 tỉnh khác, cho cách tạo ra lực lượng, tri thức có tuổi đi tình nguyện?
Tiến sĩ Mộc Quế: Đi tình nguyện phải có tư duy khai phóng, không cục bộ. Trí thức tình nguyện họ có chuyên môn tự túc, làm tư vấn và thực hiện việc giúp đỡ địa phương. Họ chấp nhận đi xa, họ tự túc, 1 kế hoạch rõ ràng, đi điều nghiên trước, thấy rõ nhu cầu, ngành y tế Bình Dương, họ giúp tập huấn kinh nghiệm chống dịch cộng đồng ở Bắc Ninh. Sau đó họ cùng làm với cán bộ tuyến đầu của Bình Dương trên tinh thần “người trong cuộc”. Từ đó ta suy ngẫm 40 trường đại học, cao đẳng ở TPHCM, họ đang ở đâu trong mùa dịch này với TPHCM?
Hỏi: Trước đó, TPHCM cũng có đoàn tỉnh Hải Dương bạn về giúp, dù TPHCM lớn, mạnh, giàu có, nghĩa tình, chuyên đi giúp tỉnh khác, sao bây giờ lại cần các nơi khác về giúp? Mỗi doanh nghiệp, CEO ở đất Sài Gòn, là chủ nhà, ta đón tiếp và lo cho các Tỉnh về giúp TPHCM chống dịch ra sao? Sao lại để nhà nước lo cả!?
Tiến sĩ Mộc Quế: Việc trí thức của tỉnh bạn và UB tỉnh các nơi về giúp chuyên môn, cùng đi về cơ sở, thành phố cần 2-300 đoàn chi viện giúp đồng loạt vì TP có mối quan hệ vùng, phòng tuyến quanh TP vỡ trận thì TP bị trọng thương, trên 13 triệu dân, giúp 10 tỉnh, cần chi viện gáp 10 lần vì TP nơi quy tụ dân 63 tỉnh thành phố, dịch trong cộng đồng âm ỉ, cần chuyên môn cao, đánh tốc độ, phối hợp nhanh. Phải đồng bộ ý chí + kế hoạch + nhân sự + công nghệ + test và vaccine để cứu nguy, chóng lây lan rồi tính tiếp. TPHCM đóng góp 4,1% GDP, hơn 51% liên ngạch xuất khẩu cả nước, nộp trên 40% tổng thu ngân sách Quốc gia, thành phố bị trọng thương do COVID, ảnh hưởng lớn đến cả nước, thật ấm lòng khi Tỉnh nghèo cũng về giúp TPHCM, vậy doanh nhân CEO của TPHCM đang ở đâu? Tiếp SV, ngành y về giúp Sài Gòn chống dịch chu đáo, trọng thị, ai chê bai họ tức người dù bạn không phải dân tại Sài Gòn -TPHCM
PV hỏi. Vậy vai trò của trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên, học sinh và đặc biệt là doanh nhân CEO đang làm gì lúc nơi mình sống, kinh doanh, lập nghiệp bị trọng thương?
Tiến sĩ Mộc Quế: CEO Họ cũng đã vươn ra, chia sẻ, đi cùng các tuyến đầu, nhưng trạng thái có vẻ chưa đúng tầm của họ, vì chưa có số liệu đầy đủ, liên hiệp hội và nhũng hội cụ thể, nhưng rõ ràng tác động dịch COVID, họ là người trong cuộc, khác với bão lụt miền Trung (họ ở ngoài cuộc và không bị giãn cách. Hiện nay CEO họ cũng bị thương, có người trọng thương). 2 năm dịch COVID, cũng làm cạn kiệt nền kinh tế, tất cả nhờ vào Chính phủ, nhưng nếu vậy chúng ta trở thành gánh nặng cho chính phủ rồi!
PV hỏi: Vai trò CEO trước đại dịch, làm sao để không bị thương, hoặc trọng thương và vực dậy để thể hiện sự chủ động trong tình huống này?
Tiến sĩ Mộc Quế: Bị động là gì?
Là mỗi doanh nhân có 3 hiện tượng sau đây gọi là bị động
Suy nghĩ sợ hãi, nghe Covid là thấy chết sớm
Nói cái gì cũng lo, cũng không làm được
Không dám làm gì cả
Ngược lại có CEO làm clip, sản xuất bài hát, hình ảnh vực dậy vươn lên, có ích cũng không dám làm, nếu 1 doanh nghiệp ở phường, xã họp với UB phường, xã rồi cùng UB giúp chống dịch và làm kinh tế, tình hình sẽ khác. Với cách làm này, UB, các đoàn thể lo chống dịch, còn doanh nhân là người bị thương, cách tư duy này sai. Doanh nhân CEO cũng phải được Chính phủ lo. Vai trò của doanh nghiệp, CEO không được phát huy, chủ tịch công ty như 1 đội quân cho uỷ ban. Doanh nhân vực dậy tinh thần, và cùng kế sách kéo mọi người lên. Đó là doanh nhân nghèo như chị Mỹ, anh Lộc, anh Phương – Bồ Công Anh, đi xin mỗi nơi 5kg gạo, rau củ, hột vịt, mắm, muối,… quy tụ vào gia đình nấu cơm ra 100 phần, mỗi ngày xe grab chở đến nơi đang cách li, gửi cho người tuyến đầu hộp cơm nóng, và lời chia sẻ “cố lên nha anh, giúp bà con xóm làng”. Họ làm đều đặn suốt 2 tháng và giúp cho Bệnh viện Trưng Vương, công ty đóng cửa, nhân viên về quê, gia đình doanh nhân họ xúm lại làm như vậy. Trên báo chi, ghi nhận doanh nhân lớn đóng 5-10 tỉ vào quỹ vaccine, nhóm doanh nhân nhỏ (vừa thất nghiệp gia đình xúm lại lo cho người bị cách li, có người xin đi làm test giúp dân). Nhưng còn nhiều doanh nhân làm NLP chữa lành, diễn giả, cả triệu người bán đa cấp, chủ giàu lên nhờ mùa dịch, chưa thấy báo chí và kênh livestream của họ nổ như trước dịch, dịch là thước đo tinh thần doanh nhân và CEO
PV hỏi: Thực trạng như vậy phải làm sao?
Ttiến sĩ Mộc Quế trả lời: Đây là phút sinh tử, chúng ta phải dẹp bỏ sự ai oán, than khó, chê bai, loạn tâm, dịch không chừa ai, do vậy hãy làm việc có ích cho gia đình và danh dự con người, tất cả ra trận, dồn sức chống dịch (trước hết làm đúng quy trình y tế), sau đó tình nguyện ra tuyến đầu, học, tập huấn quy trình tự cách li để ổn định tâm tư người nhà, phân công ai lo trẻ em, ai lo người già, ai lo chống dịch. Tư tưởng tinh thần lúc này quyết định, góp công, góp của với chính phủ và quan sát kẻ thủ dấu mặt, lợi dụng lúc ta bị trọng thương họ lấn tới, phải bảo vệ an ninh và quốc phòng.
Mỗi doanh nhân hãy là một CEO dự án nhỏ của Chinh phủ, chống dịch và làm kinh tế, vực dậy nền kinh tế, buông xuôi, bỏ cơ hội là chết. Chính phủ, các tỉnh thành, các nơi, không bỏ thành phố Hồ Chí Minh, nhưng bên trong chúng ta tự bỏ, buông xuôi là chết, ngay tại xóm mình, nơi ở, nơi công ty, doanh nghiệp đóng trụ sở, nơi đại lí của chúng ta. ở mỗi nơi, mỗi tỉnh, lúc này donah nghiệp không được bỏ đi mà đến làm, giúp vực đậy. đó chính là tinh thần, tư duy sáng tạo của CEO trong mùa dịch. CEO không tự cách li với Tổ quốc
Mỹ Linh – Tạp chí Môi trường Sức khoẻ phỏng vấn Tiến sĩ Mộc Quế.
BBT xin cảm ơn Tiến sĩ Mộc Quế - Kỉ lục gia Thế giới.Bạn hãy chia sẻ, cùng tạo ra nguồn lực mạnh mẽ giúp thành phố và giúp chính doanh nghiệp của mình
Xem thêm