PHÁT HUY Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN TẠP CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (CM.CN.4.0)

18/06/2019 | 503 |

Môi trường là cái nôi của mọi sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật trong đó có con người. Môi trường trong lành là nền tảng cho sức khỏe cường tráng của con người. Cho thịnh vượng, cho hạnh phúc. Đây là hai lĩnh vực luôn có quan hệ tương tác lẫn nhau một cách chặt chẽ.....

PHÁT HUY Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN TẠP CHÍ

MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE TRONG CUỘC CÁCH MẠNG

CÔNG NGHIỆP 4.0 (CM.CN.4.0)

                                                                                          GSTSKH Đặng Huy Huỳnh

                                                                            Hội bảo vệ thiên nhiên & môi trường Việt Nam

Mở đầu: Môi trường là cái nôi của mọi sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật trong đó có con người. Môi trường trong lành là nền tảng cho sức khỏe cường tráng của con người. Cho thịnh vượng, cho hạnh phúc. Đây là hai lĩnh vực luôn có quan hệ tương tác lẫn nhau một cách chặt chẽ.

Với tầm quan trọng ý nghĩa khoa học và thực tế của môi trường và sức khỏe, nhân dịp lễ kỷ niệm 23 năm thành lập Tạp chí Môi trường & sức khỏe (TCMT&SK) thuuộc liên hiệp Hội KH&KT Việt Nam, Thầy giáo Hồ Cơ Nguyên là Tổng biên tập tạp chí nghiên cứu giáo dục Việt Nam đã tặng cho TCMT&SC bốn câu thơ đầy ý nghĩa mang nội hàm triết lý trong cuộc sống:

“Môi trường trong lành – Sức khỏe An khang;

Sức khỏe đảm bảo – Môi trường tươi đẹp”

Điều đó nói lên vị thế của môi trường là cái nôi cho sự trường tồn và sức khỏe của con người. Hãy chung tay bảo vệ môi trường vì sức khỏe của chúng ta!

1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của TCMT&SK trong cuộc cách mạng 4.0

Như chúng ta đã biết, trong lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại nói chung và 63 cộng đồng các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng đã trải qua 04 cuộc cách mạng Công nghệ (CM.CN), không kể cuộc CM.CN 0.0 chuyển từ một loài thú linh trưởng cao cấp, “loài Vượn (thuộc họ Hylobatidae) thành người trên cơ sở phát hiện và sử dụng lửa trong cuộc sống”. Tiếp đó là các cuộc CM.CN 1.0, 2.0, 3.0 và 4.0 hiện nay. Tất cả cuộc CM.CN qua các thời đại trong lịch sử phát triển của nhân loại đều có liên quan chặt chẽ giữa môi trường sống và sức khỏe của con người theo một hệ vòng tròn khép kín hoàn hảo, là một mắt xích bền chặt trong quá trình phát triển. Ý thức được vị trí và tầm quan trọng của môi trường và cuộc sống, ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-TW về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH, trong đó có nêu: Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, của đất nước, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho sức khỏe, đầu tư cho sự phát triển bền vững.

Thực vậy, Môi trường và sức khỏe là tài sản quý nhất của con người, của xã hội, của mỗi mỗi quốc gia, sức khỏe là yếu tố cực kỳ quan trọng trong học tập, trong lao động sản xuất, trong giao lưu kết nối chia sẻ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, sức khỏe là một yếu tố của chiến lược vì con người, bất kỳ thời đại CM.CN nào cũng cần có sức khỏe, đặc biệt cuộc CM.CN 4.0. Đây là cuộc cách mạng diễn ra như vũ bão, có tác động mạnh mẽ, sâu rộng trong lĩnh vực môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở nước ta. Là cơ hội cho mọi dân tộc nhất là các dân tộc đi sau có thể học hỏi kinh nghiệm để phát triển nhanh bằng sự đi tắt, đón đầu để khơi dậy và phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, mọi tổ chức, mọi thành phần trong xã hội có cơ hội liên kết với nhau về chính sách, về khoa học và công nghệ, về kinh nghiệm tốt trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe để chủ động trong việc ngăn ngừa, phòng tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm nhẹ tác hại của thiên tai, ứng phó có hiệu quả với mọi sự cố về môi trường trong bối cảnh biển đổi khí hậu hiện nay, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ môi trường và sức khỏe một cách bền vững.

2. Tạp chí MT&SK là một thành viên có trách nhiệm trong đại gia đình báo chí cách mạng Việt Nam.

Như phần trên đã nêu, mối quan hệ gắn kết giữa MT&SK, mối quan hệ qua các thời kỳ đặc biệt thời đại mà tình trạng ô nhiễm môi trường sống do các chất thải công nghiệp, y tế, sinh hoạt, nhất là chất thải nhựa từ thành thị đến nông thôn đang diễn ra đáng báo động, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của con người. Nguyên nhân của sự xuống cấp phá vỡ mối quan hệ văn hóa tốt đẹp của con người đối với môi trường, đối với các hành động không đúng đắn của con người đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe. Nhà báo- tiến si, Đại tá Võ Tĩnh đã đứng ra thành lập TCMT&SK. Đây là một tạp chí khoa học rất chuyên sâu, đề cập đén các lĩnh vực MT&SK trong thời kỳ công nghiệp hóa, HĐH, thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, đã thực sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng trong suốt hơn 20 năm qua, dưới sự điều hành đầy tính năng động, sáng tạo nhiệt huyết của Tổng biên tập TCMT&SK, nhà báo, Đại tá Võ Tĩnh, một Cựu chiến binh đã hết lòng vì sự nghiệp báo chí trong lĩnh vực MT&KS, một tạp chí mang nội hàm của khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn, một tạp chí thể hiện tinh thần trách nhiệm trong đại gia đình báo chí cách mạng Việt Nam. Góp phần tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, của chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về bảo vệ môi trường và cải thiện nâng cao sức khỏe của 54 cộng đồng các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, thành tựu của TCMT&SK không chỉ thể hiện trong nội dung các bài báo giới thiệu, trình bày một cách khách quan, khoa học, chân thực về hiện trạng môi trường thiên nhiên và tài nguyên cây thuốc, các bài thuốc, các trí thức sử dụng các nguồn dược liệu đang hiện hữu ở mọi miền của tổ quốc, mà còn là mái nhà ấm cúng tập hợp  được đông đảo các nhà báo, nhà lang y, các tăng ni phật tử có trình độ, có kinh nghiệm luôn đồng hành với tạp chí trong việc tuyên truyền, phổ biến các kinh nghiệm, các mô hình hay trong việc bảo vệ môi trường và bảo vệ nâng cao giá trị sức khỏe của cộng đồng, thông qua các phóng viên, các biên tập viên, các cán bộ kỹ thuật đã được rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm trong thực tế của hơn 20 năm hình thành và phát triển tạp chí môi trường và sức khỏe. Đây là nền tảng quan trọng để TCMT&SK có điều kiện để vươn cao hơn, bay xa hơn nữa, với mục tiêu cao cả của tạp chí là Vì sự bình an và sức khỏe của con người. Với khả năng và trách nhiệm của đ/c Võ Tỉnh luôn hoàn thành những trọng trách và nhiệm vụ trong sự phát triển của Tạp chí Môi trường và Sức khoẻ.

 

Tại quảng trường Ba Đình lịch sử, đoàn Đại biểu “Thầy thuốc tiêu biểu làm theo lời Bác” đã hân hoan phấn khởi báo cáo những thành tích đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt nêu cao tinh thần cũng như tôn chỉ hành động của mình theo lời Bác dạy “thầy thuốc như mẹ hiền”.

 

 

Cũng trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm này, đoàn đã khởi hành về quê hương Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh làm lễ dâng hương. Trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động, các thầy thuốc đã bồi hồi tưởng nhớ đến công lao to lớn cùng tấm lòng yêu nước thương dân vĩ đại của bậc tiền nhân. Không nói nhưng ai cũng thầm nguyện học tập và thực hiện tâm nguyện của ông Thánh thuốc Nam.

 

3. Cơ sở pháp lý – văn hóa – khoa học để TCMT&SK phát huy trong cuộc CM.CN 4.0.

- Nghị định số 41 ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị, BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam đã đề cập vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó có nêu BVMT là nhiệm vụ vừa phức tạp vừa cấp bách, vừa có tính đa ngành và liên quan rất cao, là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi cá nhân, của mọi tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp và của cả cộng động 63 dân tộc Việt Nam.

- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CM.CN 4.0 trong việc nắm bắt cơ hội đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc CM.CN4.0 đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đối với phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

- Theo báo cáo đánh giá các dịch vụ HST toàn cầu của Liên hiệp quốc năm 2018 cho thấy hiện nay trên thế giới có khoảng gần 04 tỷ người đang tiếp cận, sử dụng các loại dược liệu có nguồn gốc tự nhiên để chăm lo sức khỏe trong đó có khoảng 70% các loại dược liệu có khả năng phòng ngừa, chữa trị các căn bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường.

- Chủ đề Ngày quốc tế đa dạng sinh học ngày 22/5/2018 mà LHQ đưa ra thông điệp “Đa dạng sinh học là thực phẩm của chúng ta, là sức khỏe của chúng ta”.

- Thông điệp mà ngày môi trường thế giới 5/6/2019 “Ô nhiễm không khí – hành động của chúng ta”

- Nghị quyết 6 của BCHTW Đảng cộng sản Việt Nam khóa XII năm 2018 đã đề cập, bên cạnh việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì việc áp dụng các kỹ nghệ tiên tiến trong y – sinh – dược học hiện đại thì cần phải đầu tư nghiên cứu phát huy tiềm năng lợi thể của nguồn dược liệu sẵn có trong tự nhiên cũng như những cây thuốc đã được các thế hệ người Việt nhân trồng, sử dụng từ thế hệ này đến thế hệ khác, là nhiệm vụ quan trọng mang tầm chiến lược của một đất nước nhiệt đới.

Thực vậy, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với hệ thực vật vô cùng đa dạng với trên 16.500 loại thực vật đã thống kê được cùng với hàng nghìn giống, loài thực vật do con người trồng, trong đó có hơn 4000 loài thực vật được các nhà khoa học y dược đánh giá là nguồn dược liệu quý, trong đó có nhiều cây thuốc đặc hữu quý hiếm (Sâm Ngọc Linh, Hoàng Liên, Hoa Tiên, Ba Kích...) cùng với hàng nghìn loài động vật có xương sống, không xương sống đang hiện hữu trong các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, biển, đảo... là nguồn dược liệu quý. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng không chỉ là góp phần vào việc chăm lo sức khỏe cho cộng đồng mà còn là nền tảng cực kỳ quan trọng trong các ngành kinh tế công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm... của thời đại CM.CN 4.0

Nhờ các nguồn cây thuốc trong tự nhiên, trong các vườn gia đình, trong các trang trại mà Việt Nam đang sở hữu một kho tàng trí thức bản địa truyền thống ở trong 54 cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là cơ sở khoa học rất đáng được trân trọng, cần điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu để kết nối, bảo tồn và phát huy.

Đây là cơ sở khoa học kỳ vọng và thực tiễn để các nhà báo, các phóng viên, các biên tập viên, các cộng tác viên của TCMT&SK nghiên cứu, tìm tòi, phát huy các lợi thế của nguồn tài nguyên cây, con sinh vật ở vùng nhiệt đới để sản xuất ra nhiều bài thuốc phục vụ cho sức khỏe cộng đồng thông qua các ngòi bút, các ấn phẩm của TCMT&SK trong cuộc CM.CN 4.0.

Hãy bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp vì sức khỏe của chúng ta!

 

Nhân ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi xin nhiệt liệt chúc mừng các  thế hệ nhà báo cách mạng Việt Nam đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước Việt Nam yên bình, giàu đẹp. Xin kính chúng các nhà báo, các phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên và Tổng biên tập TCMT&SK nhà báo Đại tá Võ Tĩnh – người thầy, người bạn đáng quý của động đồng các nhà báo Việt Nam nói chung và của TCMT&SK Việt Nam nói riêng.


Bình luận