Người bản địa bảo vệ đa dạng sinh học

28/04/2020 | 414 |

Người bản địa chiếm chưa đầy 5% dân số thế giới nhưng họ hỗ trợ hoặc bảo vệ 80% đa dạng sinh học của hành tinh. Họ thường dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nhưng mặt khác cũng đã phát triển các hệ thống được xây dựng qua hàng ngàn năm nhằm quản lý đất đai có tính bền vững và thích ứng khí hậu.

 

 

Người Inca thu hoạch hoa màu ở Peru

Tiến sĩ Koko Warner từ Ban thư ký biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc cho biết, sự tham gia của họ trong việc chống lại quá trình nóng lên toàn cầu là rất quan trọng. “Tôi thực sự hy vọng vào một kịch bản trong tương lai khi kết hợp và pha trộn để phát triển các hệ thống giá trị của chúng ta lại với nhau để bảo vệ thiên nhiên tích cực hơn”, bà Koko Warner nói.

Chẳng hạn tại châu Phi, các kỹ thuật canh tác cổ xưa đang giúp hồi sinh các khu vực khô cằn. Tập tục truyền thống của người Zai đã được hồi sinh ở Burkina Faso vào những năm 1980. Các hố nhỏ được đào trong lòng đất và chứa đầy phân hữu cơ cùng hạt giống dự trữ cho đến mùa mưa để canh tác. Trong nhiều thiên niên kỷ, thổ dân Australia đã đốt đất để giữ cho đất màu mỡ, cải thiện đa dạng sinh học, tạo ra thực phẩm và ngăn chặn sự lây lan của cháy rừng. Việc đốt đất được giữ ở kích thước và cường độ thấp để động vật có thời gian chạy trốn và bảo vệ rừng. Điều này cũng làm sạch lớp rác và cây bụi của mặt đất, giúp tạo ra các đám cháy tự nhiên.

Tại Machu Picchu, Peru, người Inca trồng hoa màu giữa những bức tường đá trên vùng đất cao, lạnh lẽo của dãy núi Andes. Đây là kỹ thuật cổ xưa để sản xuất thức ăn trên sườn núi trong điều kiện khắc nghiệt. Nó mang lại nhiều loại trái cây, các loại hạt, rau và gia vị với việc sử dụng phân lạc đà làm phân bón. Nhiều ruộng bậc thang vẫn tồn tại, nằm rải rác trên một diện tích hơn 1 triệu hécta ở Andes, Peru.


Tin tức liên quan

Bình luận