300 mặt hàng vào diện giảm thuế CPTPP rất sâu
(TBKTSG Online) - Bộ Tài chính dự kiến ban hành Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam dự kiến áp dụng cho 300 mặt hàng để thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho giai đoạn từ tháng 1-2019 đến hết năm 2020.
300 mặt hàng vào diện giảm thuế CPTPP rất sâu | ||
(TBKTSG Online) - Bộ Tài chính dự kiến ban hành Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam dự kiến áp dụng cho 300 mặt hàng để thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho giai đoạn từ tháng 1-2019 đến hết năm 2020. Trong dự thảo nghị định về biểu thuế nói trên, có đầy đủ danh sách 300 mặt hàng có mức thuế cắt giảm sâu hơn thuế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện hành. Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cũng đưa ra sự so sánh thuế suất của các FTA với CPTPP để doanh nghiệp lựa chọn mức thuế ưu đãi nào sao cho phù hợp và có lợi nhất đối với họ.
Để áp dụng được ưu đãi theo CPTPP, doanh nghiệp phải có C/O ưu đãi là chứng từ xuất xứ đủ điều kiện về nguồn gốc theo quy định của hiệp định, có thể được cấp cho nhiều lô hàng với điều kiện không quá 12 tháng và có thể cấp cho nhiều nhà nhập khẩu khác nhau. Việc ưu đãi thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia trong CPTPP theo hai giai đoạn khác nhau. Ngay từ cuối năm 2018, bốn quốc gia gồm Canada, Úc, New Zealand và Singapore đã cho phép xóa bỏ thuế quan đối với các sản phẩm thủy sản, gao, cà phê, rau quả... từ Việt Nam; hàng nhập khẩu cũng tương tự. Còn một số nước như Mexico, Chi-lê, Peru thì áp dụng từ năm 2019. Theo Vụ xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 quốc gia đối tác trong CPTPP là gần 2.500 tỉ đô la Mỹ. Hiện Việt Nam mới xuất khẩu sang các nước này khoảng 42 tỉ đô la, chiếm khoảng 1,7% tổng nhập khẩu của các nước. Do đó dư địa xuất khẩu của nước ta sang các thị trường này còn lớn. Nhiều thị trường và đối tác trong CPTPP có cơ cấu xuất nhập khẩu mang tính bổ sung lớn đối với Việt Nam, ví dụ như Nhật Bản. |
Xem thêm